Đặc điểm Platin

Tính chất vật lý

Ở dạng tinh khiết, platin có màu trắng bạc, sáng bóng, dẻo và dễ uốn.[2] Nó không bị ôxy hóa ở bất cứ nhiệt độ nào, tuy nhiên có thể bị ăn mòn bởi các halogen, xianua, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn da. Platin không hòa tan trong axit clohiđricaxit nitric, nhưng tan trong nước cường toan để tạo thành axit hexacloroplatinic(IV), H2PtCl6.[3] Platin ít bị mài mòn và mờ cho nên rất thích hợp để làm đồ trang sức mỹ nghệ. Kim loại này khó bị ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao và có tính dẫn điện ổn định cho nên được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.[4]

Tính chất hóa học

Platin tan trong nước cường toan nóng

Platin thường có số oxy hóa phổ biến nhất là +2 và +4, các số oxy hóa +1 và +3 ít phổ biến hơn. Ngoài ra các số oxy hóa khác của platin như +5 (trong PtF5) hay +6 (trong PtO3) cũng tồn tại. Tinh thể platin(II) tam phối tử (tetracoordinate) có dạng hình vuông phẳng 16 electron. Platin hòa tan trong nước cường toan cho ra axit hexacloroplatinic(IV) tan ("H2PtCl6", (H3O)2PtCl6.nH2O):[5]

Pt + 4HNO3 + 6HCl → H2PtCl6 + 4NO2↑ + 4H2O

Platin có tính axit nhẹ nên nó có ái lực lớn đối với lưu huỳnh, ví dụ lưu huỳnh trong dimethyl sulfoxid (DMSO), tạo thành một số phức chất DMSO tùy theo dung môi phản ứng.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Platin http://www.britannica.com/EBchecked/topic/464081 http://chartofthenuclides.com/default.html http://books.google.com/books?id=5IC6--3zhXMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=6VKAs6iLmwcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=KXwgAZJBWb0C&pg=R... http://books.google.com/books?id=N-CLZhAXQzEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=nDhpLa1rl44C&pg=P... http://www.infomine.com/publications/docs/Mining.c... http://www.ipa-news.com/ http://www.technology.matthey.com/